Thật buồn khi chúng ta không có cơ hội xem Annihilation (Vùng Hủy Diệt) trên màn ảnh rộng; nhưng nếu yêu thích cốt truyện thông minh đến mức “xoắn não” vậy thì top 10 bộ phim khoa học viễn tưởng hack não dưới đây chắc chắn sẽ bù đắp phần nào nỗi buồn ấy.
Gần đây, Annihilation – phim “con ghẻ” của Paramount lại đang nhận được đánh giá vô cùng tích cực từ giới phê bình. Nói là con ghẻ, bởi lo sợ bộ phim thất thu tại rạp, hãng Paramount đã đem bán tống cho Netflix.
Tác phẩm của đạo diễn Alex Garland, vốn lấy nguyên tác từ tiểu thuyết của Jeff Vander Meer, thực sự đã cuốn người xem vào một hành trình mới lạ và kì quái ngay từ đầu, và vào khoảng 30 phút cuối phim, khán giả chắc chắn sẽ phải đứng hình khi nhân vật chính ( được thủ vai bởi Natalie Portman) dần dần nhận ra được bản chất thật sự của hiện tượng đã biến không gian hoang vu quanh cô- và bản thân chính cô- trở nên khác thường pha chút ma mị.
Trên thực tế, Annihilation luôn luôn là cảnh giới mà những nhà làm phim khoa học viễn tưởng mong muốn được đạt đến: một bộ phim khiến cả hai bán cầu trái phải của bạn nổ tung khi mà những ý tưởng kì dị về các chiều không gian thời gian bị bẻ cong trước màn ảnh.
Nếu đã xem Annihilation, bạn cảm thấy yêu thích nó và muốn một lần nữa đưa trí óc của mình đạt đến giới hạn, vậy thì ắt hẳn bạn sẽ không nên bỏ lỡ mười phim dưới đây, vốn đã từng làm mưa làm gió trên thị trường điện ảnh một thời. Hãy nhanh tay lưu lại danh sách này cho những ngày nhàm chán đi nào!
1. Cube (Mê Cung Lập Phương, 1997)
Năm người xa lạ tỉnh dậy trong một căn phòng lập phương kín, họ không hề biết lí do vì sao mình bị đưa đến đây. Nỗi kinh hoàng nhanh chóng được đẩy cao khi họ phát hiện ra những cái cửa sập trên tường dẫn tới những căn phòng khác tương tự nhưng lại tiềm tàng trong đó một cái bẫy chết người. Cả nhóm cần phải tìm cách thoát ra khỏi cái mê cung đầy kinh dị và được lập trình bằng toán học này, với một tâm lý đầy căng thẳng và hoang mang không hiểu mục đích của nó là gì.
Vị đạo diễn tài tình Vincenzo Natali đã khéo léo khiến người xem không thể rời mắt khỏi màn ảnh bằng hết bất ngờ này đến bất ngờ khác, và để rồi cuối cùng, khi kết thúc phim, hàng loạt bí ẩn đầy mâu thuẫn về vũ trụ được hé lộ. Bạn nên tập trung hết cỡ khi thưởng thức bộ phim, nếu không muốn bỏ lỡ bất cứ chi tiết quan trọng nào.
2. Pi (Số Pi, 1998)
Năm 1998, quái kiệt Darren Aronofsky đánh dấu sự nghiệp của mình bằng một bộ phim đen trắng kinh phí thấp nhưng lại cực kì sáng tạo, sáng tạo đến mức điên rồ.
Max ( thủ vai bởi Sean Gullete), một nhà toán học khác người vô tình phát minh ra một thuật toán có thể là chìa khóa dẫn đến các bí mật vũ trụ, công cụ tối ưu để dự đoán thị trường chứng khoán hay thậm chí, vị thần tiếp theo sau Allah, Jesus và Đức Phật. Vậy rốt cục thuật toán ấy kì diệu đến mức nào? Người ta sẵn sàng làm gì để có thể có được nó? Liệu công cụ ấy có rơi vào tay kẻ xấu, hay nó sẽ được thực hiện đúng như những gì chủ của nó mong đợi là tìm hiểu về ý nghĩa cuộc sống?
[AdSense-A]
3. Dark City (Thành Phố Bóng Đêm, 1998)
Sau 20 năm ra mắt, siêu phẩm viễn tưởng của Alex Proyas vẫn tiếp tục nhận được hàng loạt lời khen từ giới phê bình mặc cho tuổi đời của nó. Lấy nguồn cảm hứng từ hàng loạt thuyết âm mưu mà con người nghĩ ra, bộ phim đã tái hiện thành công một trong số đó: loài người sống và làm việc hàng ngày mà không hề hay biết rằng thế giới của chúng ta nằm trong sự kiểm soát của người ngoài hành tinh, và cứ mỗi đêm, nó lại được cài đặt”reset” lại để qua đó, giống loài ngoài Trái Đất có thể nghiên cứu được những bí ẩn nằm sâu bên trong chính chúng ta.
Bộ phim thành công đến nỗi, dấu ấn của nó có thể được tìm thấy trong những The Matrix hay Inception sau này. Không khí, tạo hình nhân vật, những triết lí mới mẻ và hiệu ứng hình ảnh… tất cả kết hợp lại tạo thành một tác phẩm nghệ thuật vô cùng ấn tượng, trong khi đặt ra hàng loạt câu hỏi về sự tồn tại của con người.
4. The Matrix ( Ma Trận, 1999)
Chúng ta thường nhớ đến The Matrix với những pha hành động bắt mắt, những trận chiến gay cấn và dàn diễn viên cực khủng, tuy nhiên, thứ làm nên thương hiệu The Matrix lại là cốt truyện và kịch bản. Trong tương lai, con người phải bước vào một cuộc chiến với lũ người máy thông minh nổi loạn, trong một chiến trường hoàn toàn mới, Ma trận.
Sẽ là một thiếu sót nếu không nhắc đến The Matrix trong danh sách này.
Chúng kiểm soát toàn bộ cơ thể chúng ta, tải não chúng ta lên hệ thống mạng ảo đó để có thể hút năng lượng sinh học loài người. Chúng cấy vào đây hàng loạt chương trình máy tính, hiện thân là những đặc vụ ảo trong Ma trận để có thể kiểm soát chúng ta dễ dàng hơn. Bộ phim tuy là giả tưởng nhưng nó cũng gợi lên một giả thuyết không phải không có căn cứ: Liệu thế giới chúng ta đang sống có phải một ma trận khác không?
5. Donnie Darko (Giấc Mơ, 2001)
Donnie Darko là một bộ phim tâm lý và kinh dị đạo diễn bởi Richard Kelly. Bao trùm lên bộ phim là một không khí mộng mị và ma quái, cùng với những quan niệm xoắn não về du hành thời gian, số mệnh và kí ức. Diễn xuất “thần sầu quỷ nhập” của Jake Gyllenhaal cùng bộ đồ thỏ xám lại càng khiến bộ phim thêm phần ám ảnh.
Sau không biết bao nhiêu lần bị đem ra mổ xẻ và phân tích, cuối cùng phim đọng lại thành một triết lí vô cùng đơn giản: cách một người chọn lựa và hành động có thể gây ảnh hưởng trực tiếp lên thế giới xung quanh cô/anh ta. Dù rất nỗ lực nhưng trên thực tế, đạo diễn Richard lại không thể tái hiện lại hiệu ứng “hại não” này ở bất kì bộ phim nào ông cầm trịch về sau.
Còn tiếp ….